Giá lương thực toàn cầu đã tăng trong hơn một năm qua, gây áp lực lớn lên các thị trường mới nổi, nơi những người nghèo nhất có xu hướng chi tiêu nhiều hơn thu nhập của họ cho các mặt hàng thiết yếu.
Giá cả đã tăng 40% trong vòng 15 tháng qua, theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ khi giá lương thực lập đỉnh đã gây ra tình trạng bất ổn tại Trung Đông với Mùa xuân Ả Rập năm 2010-11.
Nguồn: FT.com
Giá cả hàng hóa tăng không phải lúc nào cũng có gây ảnh hưởng người tiêu dùng. Nhưng lần này, các nhà kinh tế tại JPMorgan cho rằng chi phí ngày càng tăng là cảnh báo tiêu cực cho tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, yếu tố “sức mua yếu đè nặng lên các hộ gia đình” đã góp phần làm giảm niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu trong quý II.2021. Tác động được cảnh báo nguy hiểm ở các thị trường mới nổi và có thể kéo dài sang năm sau.
Giá thực phẩm, giống như giá năng lượng, thường không ổn định. Các yếu tố như thời tiết và sự gián đoạn của địa phương thường có thể làm tăng giá các mặt hàng chủ lực cơ bản. Đây là lý do khiến lương thực thường bị loại trừ khỏi lạm phát cốt lõi. Đây là thông số được các nhà hoạch định chính sách ngân hàng trung ương theo dõi chặt chẽ nhất.
Nhưng trong năm nay, cả giá lương thực và lạm phát cơ bản đều chịu tác động như nhau: tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển tăng cao và những gián đoạn khác do Covid-19 gây ra. Điều này khiến cho các Ngân hàng trung ương buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Qua đó, có khả năng chính sách “bơm tiền” tại các khu vực kinh tế cận biên và mới nổi sẽ chịu tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán tại các quốc gia này.
@atk