Giá nhôm tăng, ngành nào được hưởng lợi

Nhôm đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc siết chặt nguồn cung cấp kim loại sử dụng nhiều năng lượng được sử dụng trong mọi thứ, từ lon bia đến iPhone.

I. Giá nhôm tăng không nằm ngoài dự tính

Nhôm còn được xem là năng lượng theo thể rắn. Mỗi tấn nhôm cần đến khoảng 14 megawatt giờ điện để sản xuất, đủ để vận hành một ngôi nhà trung bình của Vương quốc Anh trong hơn ba năm. Nếu ngành công nghiệp nhôm 65 triệu tấn một năm là một quốc gia, thì nước này sẽ được xếp hạng là nước tiêu thụ điện lớn thứ năm trên thế giới. Với tình hình giá năng lượng đang tăng vọt, điều này bắt đầu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất nhôm, đồng thời kéo theo sự sụt giảm nguồn cung từ hầu hết các thị trường.

Đồ thị giá nhôm và chi phí sản xuất 1 tấn nhôm. Nguồn: Bloomberg.
Đồ thị giá nhôm và chi phí sản xuất 1 tấn nhôm. Nguồn: Bloomberg.

Dữ liệu hiện tại cho thấy giá 1 tấn nhôm giao dịch đang rẻ hơn hẳn so với chi phí để sản xuất ra tấn nhôm này. Qua đó, lượng nhu cầu đầu cơ tăng cao và sẽ nhanh chóng kéo giá nhôm trên thị trường hiện tại đạt mức cao hơn.

II. Tác động từ Trung Quốc

Trung Quốc chiếm phần lớn tỷ trọng nguyên vật liệu toàn cầu. Và với chính sách hạn chế tiêu thụ năng lượng, mặt hàng Nhôm đang gặp phải bất lợi vì hạn chế xuất khẩu và sản xuất.

Chi phí năng lượng tăng cao trên khắp châu Á và châu Âu đồng nghĩa với việc thị trường có nguy cơ bị cắt giảm nguồn cung nhiều hơn. Qua đó tiếp tục đẩy kỳ vọng tăng giá cho Nhôm trong ngắn và trung hạn.

III. Giá nhôm tăng thì chọn cổ phiếu nào – Khuyến nghị:

Việc tăng từ giá sản xuất thành phẩm nguyên liệu sẽ mang lại lợi thế nhất định cho nhóm ngành tài nguyên cơ bản, đặc biệt liên quan đến nhóm cổ phiếu quan trọng: HPG, HSG, POM, NKG, SMC, CAV…

Theo Data insights HSC

About TCKD