Do thiếu cung urea trong nước và thế giới, các công ty sản xuất urea Việt Nam (DPM, DCM) ghi nhận lợi nhuận mạnh mẽ trong Q2/2021 do giá bán urea cao có thể bù đắp cho việc giá khí đầu vào tăng. Vì vậy, chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận 2021 đối với DPM (+75%) và DCM (+62%).
- Do thiếu than, nguồn cung urea tại Trung Quốc giảm trong 6T2021. Cùng với giá dầu tăng, giá urea thế giới tăng. Chúng tôi ước tính nguồn cung hạn chế vẫn tiếp diễn trong 2022, do đó giá urea trên thị trường vẫn ở mức cao. Do thiếu cung urea trong nước và thế giới, các công ty sản xuất urea Việt Nam (DPM, DCM) ghi nhận lợi nhuận mạnh mẽ trong Q2/2021 do giá bán urea cao có thể bù đắp cho việc giá khí đầu vào tăng. Vì vậy, chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận 2021 đối với DPM (+75%) và DCM (+62%). Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu DPM và DCM có thể vẫn duy trì đà tăng nhờ tăng trưởng lợi nhuận đáng khích lệ trong nửa cuối 2021 (46% YoY đối với DPM và 60% YoY đối với DCM) nhờ giá urea tăng.
- Tuy nhiên, trong Q3/2021, chúng tôi ước tính sản xuất urea trong nước sẽ tăng. Trong trường hợp thừa cung tại thị trường urea trong nước, DPM và DCM có thể xuất khẩu sản lượng dư thừa sang các thị trường nước ngoài và hưởng giá bán cao. Do đó, lợi nhuận 2022 có thể duy trì ở mức cao, mặc dù tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ có thể không đáng kể do cơ sở so sánh cao trong năm 2021.
- Chúng tôi tăng giá mục tiêu đối với DPM (từ 19.700 đồng/cp lên 32.000 đồng/cp) và DCM (từ 19.100 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp) dựa trên ước tính 2022. Định giá cổ phiếu hiện tại đã ở mức cao. Chúng tôi khuyến nghị TRUNG LẬP đối với DPM (giảm 8% so với giá hiện tại, tỷ suất cổ tức 5%, ROI -3%) và DCM (tăng 7% so với giá hiện tại, tỷ suất cổ tức 4%, ROI 11%).
Tải đầy đủ báo cáo
phanbon-2021
Kì vọng lợi kép nhờ chính sách thuế GTGT có hiệu lực
Ngày 28/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí ban hành Nghị quyết số 159/NQ-CP quyết nghị thông qua hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) đối với mặt hàng phân bón.
Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán VNDirect, việc thay đổi chính sách thuế GTGT áp dụng cho ngành phân bón sẽ mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa cắt giảm chi phí và cải thiện tỉ suất lợi nhuận.
Cụ thể, mặt hàng phân bón sẽ được đánh thuế GTGT ở mức 5% thay vì không chịu thuế như hiện tại. Nhờ đó, các doanh nghiệp sản xuất được hoàn thuế GTGT cho chi phí đầu vào, làm giảm giá vốn hàng bán và cải thiện biên lợi nhuận.
Nguyễn Trần Phương Nga, ngantp@ssi.com.vn
Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI